Nhà thông minh hiện nay ngày càng phổ biến, và để các thiết bị trong ngôi nhà có thể kết nối và giao tiếp với nhau thì cần phải có các giao thức kết nối. Vậy các giao thức kết nối này là gì? Khám phá bài viết sau để biết các giao thức kết nối nhà thông minh phổ biến nhé.
Giải đáp: Giao thức kết nối nhà thông minh là gì?
Giao thức kết nối nhà thông minh là các phương thức hoặc quy tắc truyền thông cho phép các thiết bị thông minh giao tiếp với nhau và với hệ thống điều khiển trung tâm. Giao thức kết nối này giúp các thiết bị tương thích, hoạt động đồng bộ trong cùng một hệ thống, mang lại tiện ích, hiệu quả cho người dùng.
Việc hiểu rõ về các giao thức kết nối nhà thông minh đóng vai trò quan trọng trong việc bạn lựa chọn cũng như thiết lập hệ thống nhà thông minh phù hợp với nhu cầu và ngân sách tài chính của mình.
Tổng hợp 5 giao thức kết nối nhà thông minh
Chọn đúng giao thức kết nối rất quan trọng để đảm bảo tính tương thích, ổn định và hiệu suất của hệ thống nhà thông minh. Dưới đây là 5 giao thức phổ biến.
Giao thức Zigbee
Giao thức Zigbee không dây, sử dụng băng tần thấp 2.4 GHz, 900 MHz, 868 MHz. Nó sử dụng cấu trúc mạng lưới, cung cấp khả năng giao tiếp và liên lạc khá nhanh trong một phạm vi xa. Ngoài ra, giao thức này còn hỗ trợ nhiều thiết bị và tiêu thụ ít năng lượng.
Tuy nhiên, nó cần có hub trung tâm để điều khiển, tốc độ truyền dữ liệu chậm hơn wifi.
Giao thức Z – Wave
Giao thức này là một chuẩn kết nối không dây tiên tiến, sử dụng tần số vô tuyến để kết nối các thiết bị với nhau. Z-Wave sử dụng băng tần phổ biến 2.4 GHz, giúp tín hiệu ổn định, ít bị nhiễu hơn so với các công nghệ như Zigbee, Wifi hay Bluetooth.
Đặc biệt, Z-Wave có thể kết nối với hơn 1200 thiết bị nhà thông minh khác nhau, phù hợp với các hệ thống tự động hóa nhà phức tạp. Sử dụng giao thức này đảm bảo hiệu suất cao, linh hoạt, đa dạng trong việc thiết lập hệ thống tự động hóa cho nhà của bạn.
Giao thức Wifi
Đây là giao thức kết nối không dây phổ biến, sử dụng sóng vô tuyến để truy cập vào internet. Wifi hoạt động trên các băng tần 2.4 GHz và 5 GHz với tốc độ truyền dữ liệu cao, hỗ trợ nhiều thiết bị và ứng dụng. Nó có thể được ứng dụng điều khiển các thiết bị thông minh lớn như tivi, máy lạnh, loa thông minh…
Bên cạnh những ưu điểm thì điểm hạn chế của giao thức này là tiêu thụ nhiều năng lượng hơn các giao thức khác và có thể bị nhiễu sóng nếu nhiều thiết bị cùng kết nối.
Giao thức Bluetooth
Giao thức Bluetooth hoạt động trên dải tần số 2.4 GHz ISM, sử dụng kỹ thuật phổ tần nhảy tần. Nó chia dải tần thành 79 kênh, mỗi kênh rộng 1 MHz, có thể thực hiện tốc độ nhảy 1600 lần/giây.
Bluetooth tiêu thụ ít năng lượng, tối ưu cho kết nối gần. Ngoài ra, nó còn phổ biến và không cần thêm thiết bị ngoại vi, phù hợp cho cảm biến hoặc khóa thông minh. Tuy nhiên, bluetooth có phạm vi kết nối ngắn, không phù hợp cho các hệ thống lớn, nhiều thiết bị.
Giao thức Thread
Là một giao thức kết nối mạng không dây dựa trên IPv6, Thread được thiết kế hỗ trợ các thiết bị IoT (Internet of things) công suất thấp trong mạng lưới không dây. Giao thức này kết nối không dây tiện lợi, cho phép các thiết bị trong nhà tương thích với nhau mà không cần phụ thuộc vào thiết bị trung gian.