Kế thừa công nghệ Zigbee chính là một trong những giao thức mạng kết nối nhanh, đơn giản và hiệu quả hiện nay. Công nghệ này có thể đồng bộ hóa kết nối các thiết bị công nghệ khác nhau và giúp tạo thành hệ sinh thái nhà thông minh. Vậy tầm quan trọng của công nghệ Zigbee là gì? Ưu điểm và hạn chế của công nghệ này mang đến là gì?
Tầm quan trọng của công nghệ Zigbee mang lại
Công nghệ Zigbee hoạt động tùy chỉnh với các nút như một mạng lưới. Dù trong trường hợp có bất cứ nút nào phát hiện tín hiệu bị lỗi, các thiết bị điện vẫn hoạt động bình thường, ổn định. Để hiểu rõ tầm quan trọng của công nghệ Zigbee, đi qua với các yếu tố sau đây:
Tính bảo mật cao
Mạng Zigbee có tính bảo mật cao với các khóa đối xứng 128 bit. Công nghệ với cách mã hóa này tối ưu đạt tiêu chuẩn cao vượt trội được sử dụng trong các ứng dụng trực tuyến bảo mật cao của ngân hàng hay cả trong cơ quan chính phủ. Do vậy, khi ứng dụng công nghệ Zigbee tối ưu trong làm tăng khả năng bảo mật. Bên cạnh đó, người dùng yên tâm hơn khi sử dụng hệ thống nhà thông minh có kết nối Zigbee.
Mạng lưới kết nối rộng
Công nghệ Zigbee sở hữu tới 65.000 điểm nút giúp xứng danh trở thành mạng lưới kết nối lớn hoạt động ổn định và hiệu quả cao. Trong đó, mỗi điểm nút trên Zigbee đều có chức năng truyền tải thông tin độc lập, kết nối và truyền tải dữ liệu tự động với nhau mà không cần kết nối ổn định, liên tục với bộ điều khiển trung tâm. Nếu Zigbee có một nút bị lỗi thì ngay lập tức nút điều khiển tự động kết nối để tối ưu mạng lưới hoạt động ổn định, hiệu quả.
Sử dụng nguồn năng lượng hiệu quả
Tầm quan trọng của công nghệ Zigbee nhắc tới chính là nguồn năng lượng sử dụng hiệu quả. Bởi, ngôi nhà thông minh trang bị và sử dụng nhiều thiết bị điện sẽ tiêu tốn nguồn điện năng lớn khiến nhiều người lo ngại. Zigbee sẽ hỗ trợ sử dụng nguồn điện hiệu quả, giải quyết nỗi lo lắng của người dùng, giúp bạn kiểm soát tốt mọi hoạt động của thiết bị tối ưu nhờ tính năng thiết lập hẹn giờ, lên lịch cho các thiết bị điện hoạt động. Do vậy, điện năng tiêu thụ cho các thiết bị điện chuẩn Zigbee sử dụng nguồn năng lượng hiệu quả, thường rất tiết kiệm.
Phạm vi tín hiệu
Công nghệ Zigbee hoạt động hiệu quả vượt trội trong nhà thông minh, mở rộng phạm vi kết nối tới 20 mét bởi thiết bị điện sử dụng ít năng lượng hơn.
Khả năng tương thích cao
Hiện nay, mạng Zigbee hỗ trợ tích hợp, kết nối trên rất nhiều thiết bị. Hỗ trợ công nghệ này có khả năng tương thích tối ưu với đa số các thiết bị thông minh được lắp đặt cho ngôi nhà.
Độ tin cậy
Zigbee được biết đến chính là công nghệ không dây hoạt động hiệu quả trong không gian ngôi nhà thông minh. Nhờ vậy, độ tin cậy cao của mạng Zigbee được nhiều người dùng tin dùng.
Ưu nhược điểm sử dụng thiết bị thông minh Zigbee
Hiểu rõ tầm quan trọng của công nghệ Zigbee mang lại, hiểu rõ đây chính là giải pháp cung cấp việc điều khiển các thiết bị điện thông minh trong cuộc sống hiện đại. Bên cạnh ưu điểm thì Zigbee vẫn có một số điểm hạn chế sau:
Ưu điểm của Zigbee
Hiện nay, thiết bị ứng dụng mạng Zigbee rộng rãi được sử dụng, lắp đặt trong nhà thông minh, với những ưu thế vượt trội:
– Lắp đặt các thiết bị điện có sử dụng mạng Zigbee thao tác đơn giản và dễ dàng.
– Thông qua kết nối internet giúp người dùng điều khiển các thiết bị dễ dàng hơn, nhờ đó góp phần điều khiển nhà thông minh dễ dàng, hiệu quả hơn.
– Khả năng mở rộng cao bởi mạng Zigbee không cần hỗ trợ của nhiều cục phát trung tâm. Do các thiết bị có kết nối Zigbee có thể vừa nhận vừa có thể truyền dữ liệu chính xác, nhanh chóng cho các thiết bị khác. Do đó, công nghệ này sẽ góp phần trở thành mạng lưới mở rộng lớn lên đến 65.000 thiết bị điện trong cùng hệ thống.
– Độ bảo mật cao nhờ Zigbee được sử dụng mã hóa AES-128.
– Hoạt động ổn định trong phạm vi rộng có mật độ tín hiệu dày đặc.
Nhược điểm của mạng ZigBee
– Trong phạm vi hoạt động có diện tích quá rộng thì mạng Zigbee có hạn chế, không thể phủ sóng hết toàn bộ. Để khắc phục, cần sử dụng thiết bị mở rộng độ phủ sóng chính là ZigBee Repeater.
– Mạng Zigbee sẽ bị yếu đi khi gặp phải các vật cản lớn hoặc không gian nhà có nhiều phòng. Đặc biệt, hạn chế của công nghệ Zigbee không thể xuyên tường được.
– Sóng Zigbee hoạt động có độ ổn định không bằng các thiết bị đi dây.
Trên đây, Aqarasmarthome.vn chia sẻ tầm quan trọng của công nghệ Zigbee trong nhà thông minh mang đến các trải nghiệm thoải mái, tiện ích. Hiểu rõ ưu nhược điểm công nghệ Zigbee giúp người dùng hiểu rõ, cân nhắc và khắc phục khi ứng dụng các thiết bị kết nối Zigbee.