Bạn đã bao giờ tự hỏi làm thế nào mà các thiết bị thông minh trong ngôi nhà của bạn có thể “nói chuyện” với nhau? Câu trả lời nằm ở công nghệ Zigbee. Vậy Zigbee là gì? Tại sao Zigbee lại quan trọng với nhà thông minh? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Aqara nhé!
Khám phá nhà thông minh là gì?
Nhà thông minh hay còn được biết đến với các tên gọi khác như home automation, domotics, smart home hoặc Intellihome. Là một khái niệm không còn xa lạ trong thời đại công nghệ số hiện nay. Loại hình nhà ở được tích hợp các hệ thống và thiết bị điện tử tiên tiến, cho phép chủ nhân có thể điều khiển và tự động hóa nhiều chức năng thông qua các ứng dụng di động, máy tính bảng, hoặc giao diện web.
Với sự phát triển của Internet of Things (IoT) và các công nghệ như hồng ngoại, điện thoại thông minh, công nghệ đám mây, nhà thông minh ngày càng trở nên thông dụng và tiện lợi hơn. Không chỉ giúp tiết kiệm năng lượng thông qua việc điều khiển thông minh các thiết bị như điều hòa, hệ thống chiếu sáng, rèm cửa, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh cho toàn bộ căn nhà.

Zigbee là gì?
Công nghệ Zigbee – giao thức mạng không dây dựa trên tiêu chuẩn mạng cá nhân 802.15.4 của IEEE, được chuẩn hóa từ năm 1998. Sử dụng tín hiệu vô tuyến kỹ thuật số năng lượng thấp (WPAN), được coi như một sự thay thế cho một số thiết bị không yêu cầu nhiều băng thông, chẳng hạn như cảm biến nhà thông minh smarthome.

Ưu và nhược điểm của Zigbee khi sử dụng
Là giải pháp kết nối linh hoạt và bảo mật cho nhiều thiết bị điện tử, tuy nhiên, như mọi công nghệ, Zigbee cũng có những hạn chế cần được xem xét khi triển khai trong các hệ thống nhà thông minh
Ưu điểm khi sử dụng kết nối không dây Zigbee
Trong bối cảnh công nghệ nhà thông minh ngày càng phát triển, Zigbee sự lựa chọn hàng đầu cho việc kết nối các thiết bị thông minh bởi:
Tiết kiệm năng lượng: Tiêu hao mức năng lượng thấp, kéo dài tuổi thọ pin của các thiết bị, đặc biệt là cảm biến, lên đến hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm.
Mạng lưới Mesh ổn định: Cho phép tín hiệu di chuyển qua các nút mạng, mở rộng phạm vi hoạt động, tăng cường độ tin cậy, khả năng chống nhiễu.
An toàn và bảo mật: Zigbee sử dụng mã hóa AES-128 để bảo vệ dữ liệu và ngăn chặn sự xâm nhập trái phép, đồng thời yêu cầu xác thực thiết bị khi tham gia mạng.
Dễ dàng cài đặt hay mở rộng: Hệ thống có thể được cài đặt và mở rộng mà không cần kiến thức chuyên môn sâu, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian.
Khả năng tương thích cao: Là một tiêu chuẩn mở, được hỗ trợ bởi nhiều hãng sản xuất lớn, tạo điều kiện cho việc tích hợp các thiết bị từ các nhà cung cấp khác nhau.

Nhược điểm của công nghệ Zigbee
Chi phí đầu tư ban đầu: Việc triển khai có thể đòi hỏi một khoản đầu tư ban đầu đáng kể, đặc biệt là khi mua sắm các thiết bị tương thích.
Cấu hình phức tạp: Mặc dù việc cài đặt có thể không yêu cầu kiến thức chuyên sâu, nhưng cấu hình hệ thống Zigbee để đạt hiệu suất tối ưu có thể là một thách thức.
Phạm vi phủ sóng: Trong một số trường hợp, để phủ sóng rộng lớn, cần đến thiết bị Repeater, điều này có thể làm tăng chi phí và phức tạp hóa.
Suy giảm tín hiệu: Tín hiệu suy giảm khi đi qua nhiều lớp tường, ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống, đặc biệt trong các môi trường có nhiều vật cản.

Cách thức Zigbee hoạt động
Các thiết bị nhà thông minh sử dụng Zigbee giao tiếp với nhau thông qua bộ thu phát sóng vô tuyến. Con chip này hoạt động dựa vào giao thức IEEE 802.15.4 trên băng tần 2,4 GHz, cùng một băng tần được sử dụng bởi Wi-Fi và Bluetooth. Tuy nhiên, công nghệ kết nối không dây Zigbee khác biệt ở chỗ: phạm vi kết nối ngắn hơn (khoảng 10-20m), nhưng sử dụng ít năng lượng hơn, tăng tuổi thọ pin cho các thiết bị.
Ứng dụng của Zigbee dành cho nhà thông minh
Được thiết kế để sử dụng tín hiệu vô tuyến kỹ thuật số năng lượng thấp, Zigbee cung cấp một phương pháp kết nối đáng tin cậy và tiết kiệm năng lượng cho hàng loạt thiết bị thông minh từ đèn, hệ thống làm mát, camera giám sát, đến cảm biến và nhiều hơn nữa.
